Giá trị vốn rút khỏi các quỹ ETF giảm so với tuần trước; quỹ Fubon ETF mua ròng nhẹ
Các quỹ ETF lớn tại Việt Nam bị rút vốn ròng trong tuần trước nhưng giá trị đã giảm đáng kể. Theo đó, các quỹ ETF tại Việt Nam bị rút ròng tổng cộng khoảng 8 triệu USD (tương đương 185 tỷ đồng), so với 36,1 triệu USD trong tuần trước đó.
Các quỹ bị rút ròng trong tuần trước tập trung chủ yếu vào quỹ iShares MSCI Frontier and Select EM ETF (bị rút ròng 5,4 triệu USD) và 3 quỹ ETF nội lớn – DCVFMVN Diamond, DCVFM VN30 ETF và SSIAM VNFIN Lead ETF. Lưu ý, quỹ DCVFMVN Diamond ETF và DCVFM VN30 ETF bị rút ròng lần lượt 0,89 triệu USD và 0,17 triệu USD trong tuần trước – giảm đáng kể so với bị rút ròng lần lượt 18,64 triệu USD và 5,65 triệu USD trong tuần trước đó. Trong bối cảnh nhiều thông tin tiêu cực xuất hiện, một dấu hiệu tích cực trong tuần trước là dòng vốn quỹ Fubon đã đảo chiều và thu hút được khoảng 1,1 triệu USD.
Top 3 quỹ ETF thu hút vốn ròng trong tuần trước bao gồm: Quỹ Global X MSCI Vietnam ETF (thu hút 1,4 triệu USD), Fubon FTSE Vietnam ETF (thu hút 1,1 triệu USD) và KIM Growth VN30 ETF (thu hút 0,5 triệu USD). Ngược lại, top 3 quỹ ETF bị rút vốn ròng mạnh nhất trong tuần trước bao gồm iShares MSCI Frontier and Select EM ETF (bị rút ròng 5,4 triệu USD), DCVFMVN Diamond ETF (bị rút ròng 2,1 triệu USD) và DCVFM VN30 ETF (bị rút ròng 1,9 triệu USD).
Khối ngoại bán ròng mạnh nhưng vẫn giảm 23,2% so với tuần trước
Khối ngoại bán ròng tuần thứ 3 liên tiếp, sau 1 tuần mua ròng trước đó. Giá trị bán ròng của khối ngoại trong tuần trước là 1.647 tỷ đồng (khoảng 70,7 triệu USD), giảm 23,2% so với tuần trước đó. Khối ngoại bán ròng trong cả 5 ngày giao dịch trong tuần.
Theo ngành, khối ngoại mua ròng mạnh ngành Y tế (10 tỷ đồng), trong khi bán ròng mạnh ngành Vật liệu cơ bản, Tài chính (không bao gồm Ngân hàng) và Ngân hàng với giá trị lần lượt là 615 tỷ đồng, 528 tỷ đồng và 305 tỷ đồng (ngành ngân hàng được tách biệt do có quy mô lớn nhất, chiếm 30% thị trường Việt Nam và 60% ngành Tài chính). Trong tuần, khối ngoại mua vào mạnh nhất đối với các cổ phiếu: KBC, SGN, PDR, DXG, VNM, DGC, VCG, OCB, VCB và BSI, trong khi bán mạnh nhất đối với các cổ phiếu: HPG, VIC, MWG, MSN, VPB, STB, GVR, KDH, HCM và SSI.
Dòng vốn quỹ ETF tại ASEAN
Theo Bloomberg, hầu hết các quốc gia lớn trong khu vực ASEAN đều thu hút vốn hoặc không thu hút được vốn trong tuần qua (chỉ có Việt Nam bị rút ròng nhẹ 1 triệu USD), với tổng dòng vốn thu hút ròng đạt khoảng 28 triệu USD. Các quỹ ETF tại Singapore thu hút vốn ròng mạnh nhất (15 triệu USD), sau đó là Indonesia (14 triệu USD). Trong khi đó, các quỹ ETF tại Thái Lan, Malaysia và Philipines không thu hút được vốn.
Bảng 1: Top hút vốn/rút vốn trong tuần (triệu USD)
Cập nhật dòng vốn quỹ ETF (ngày 18-22/9/2023)
Mặc dù thị trường chứng khoán Việt Nam giảm mạnh trong tuần trước (chỉ số VNIndex giảm 2,8% so với tuần trước đó), giá trị bán ròng của khối ngoại và lượng vốn rút khỏi các quỹ ETF trong tuần trước đều giảm so với tuần trước đó. Đặc biệt, quỹ Fubon FTSE Vietnam ETF đảo chiều mua ròng nhẹ sau 15 tuần rút vốn và bán ròng liên tiếp.
Bảng, biểu đồ chính
Bảng 2: Dòng vốn các quỹ ETF chính tại Việt Nam (triệu USD)
Biểu đồ 3: Dòng vốn của các quỹ ETF chính theo tuần (triệu USD)
Biểu đồ 4: Dòng vốn của các quỹ ETF trong khu vực theo tuần (triệu USD)
Biểu đồ 5: Giá trị mua ròng của khối ngoại hàng ngày (tỷ đồng)
Biểu đồ 6: Giá trị mua/bán ròng trong tuần của khối ngoại theo ngành (tỷ đồng)
Biểu đồ 7: Top 10 cổ phiếu NĐT nước ngoài mua vào trong tuần (tỷ đồng)
Biểu đồ 8: Top 10 cổ phiếu NĐT nước ngoài bán ra trong tuần (tỷ đồng)
Bảng 9: Tổng hợp thị trường trong tuần (18-22/9/2023)
Nguồn: HSC
Tuyên bố miễn trách nhiệm: Báo cáo chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và nhà đầu tư chỉ nên sử dụng báo cáo phân tích này như một nguồn tham khảo. Dautucophieu.net sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào trước nhà đầu tư cũng như đối tượng được nhắc đến trong báo cáo này về những tổn thất có thể xảy ra khi đầu tư hoặc những thông tin sai lệch về doanh nghiệp.