Công thức tỷ lệ lạm phát
Có 2 công thức tính tỷ lệ lạm phát mà các nhà kinh tế sử dụng đó là:
Tỷ lệ lạm phát = (chỉ số giảm phát GDP năm tính toán – chỉ số giảm phát năm gốc)/chỉ số giảm phát GDP năm gốc x 100%
Trong đó Chỉ số giảm phát GDP = GDP danh nghĩa/GDP thực tế
Tỷ lệ lạm phát (%) = (CPI năm tính toán – CPI năm gốc so sánh) / CPI năm gốc so sánh x 100
Lưu ý: có thể thay thế năm thành tháng hoặc quý tùy theo mục đích của việc tính toán tỷ lệ lạm phát.
Lạm phát đã ảnh hưởng đến nền kinh tế
Với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì lạm phát là chuyện khó tránh khỏi và nếu biết cách kiểm soát tình trạng lạm phát thì sẽ có lợi cho kinh tế.
Sau đây là mặt tốt và xấu của Lạm phát với nền kinh tế:
Mặt lợi của lạm phát
Mặt hại của lạm phát
Cách để kiểm soát lạm phát.
- Giảm bớt lượng tiền trong lưu thông: cắt giảm chi tiêu công, giảm chi ngân sách, tăng thuế tiêu dùng, yêu cầu các ngân hàng tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc,….
- Đi vay viện trợ từ nước ngoài
- giảm nhẹ thuế quan
- Cải cách tiền tệ: đổi chế độ tiền tệ này bằng chế độ tiền tệ khác
- Lập kế hoạch quản lý tài chính
- Lập kế hoạch quản lý tài chính điều tiết vĩ mô
Lạm phát và giảm phát khác nhau như thế nào?
Nhìn chung lạm phát hay giảm phát thì đều có mặt lợi lẫn hại, tuy nhiên lạm phát được đánh giá tích cực hơn với giảm phát khi được kiềm chế ở con số thích hợp.
Nếu lạm phát là tình trạng leo thang của giá cả thì giảm phát lại là việc giảm giá đồng loạt của các mặt hàng, dịch vụ.
Lạm phát kéo dài khiến cho thu nhập của người lao động giảm sút và chất lượng cuộc sống cũng bị giảm theo.
Giảm phát kéo dài khiến cho giá hàng hóa giảm, người dân thì tích trữ tiền, nhà sản xuất thì cắt giảm lượng hàng hóa, không tuyển thêm nhân viên nhằm giảm chi phí và sau đó là cắt giảm nhân công. Nếu tình trạng này cứ tiếp diễn thì tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, kinh tế rơi vào suy thoái mà không thể phát triển được.